Các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp biển tiếp tục là rào cản trong hợp tác bảo vệ môi trường Biển Đông
Trong bối cảnh tranh chấp phân giới vùng biển Biển Đông và tranh đoạt nguồn tài nguyên ngày càng nghiêm trọng, nước lớn ở bên ngoài can dự, đấu tranh địa chiến lược mở rộng, làm cho các nước ở Biển Đông hợp tác khó khăn. Trung Quốc và các nước láng giềng Biển Đông đầy lo ngại về tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, các nước đều có nhân thức chung nhất định về việc quản lý tranh chấp, tránh cục diện mất kiểm soát, và cũng có ý trong tình hình không làm bất cứ tổn hại gì tới chủ quyền và an ninh quốc gia thì tìm kiếm hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm và an ninh phi truyền thống.
Đang xem: Thực trạng tranh chấp biển đông hiện nay
Hợp tác ở Biển Đông đứng trước khó khăn
Theo tình hình phát triển của kinh tế, xã hội và hoạt động của nhân loại mở rộng, sự tồn tại của môi trường sinh vật biển đang bị phá hoại, nguồn tài nguyên cá bị đánh bắt quá mức, một phần nguồn tài nguyên biển đang bị cạn kiệt, môi trường biển hiện nay đang không ngừng xấu đi. Theo số liệu nghiên cứu, do việc khai thác dầu khí và sự cố tràn dầu, làm biến mất khoảng 70% rừng gỗ đỏ, 80% rặng san hô bị thoái hóa nghiêm trọng, làm nguồn tài nguyên cá suy thoái nghiêm trọng, một số loại cá đứng trước nguy cơ xóa sổ, bất cứ sự ô nhiễm nào cũng có thể lan ra vùng biển các nước láng giềng do Biển Đông là một khu vực chỉnh thể có sự liên thông lẫn nhau, một số loại ô nhiễm liên tục mức độ cao, phạm vi mở rộng, phòng ngừa khó khăn, nguy hại lớn, không một quốc gia nào có thể một mình giải quyết được. Do vậy, bảo vệ môi trường biển ở Biển Đông đứng trước thách thức nghiêm trọng, cần các nước trong khu vực cùng nhau coi trọng, cùng ứng phó.
Biển Đông là điểm khởi đầu và cửa ngõ của “con đường tơ lụa thế kỷ 21”, càng là cầu nối và điểm giao thoa của Trung Quốc với thế giới. Mấy năm gần đây, các nước phương Tây thường bôi xấu Trung Quốc về vấn đề bảo vệ môi trường, chỉ trích Trung Quốc xây dựng đảo phá hoại hệ thống san hô tạo ra tác động tiêu cực tới nghể cá. Xu thế công kích dư luận lớn này làm Trung Quốc rơi vào thế bị động, đứng trước áp lực cực lớn của cộng đồng quốc tế. Do vậy, Trung Quốc cần tích cực tham gia bảo vệ môi trường biển Biển Đông bằng hành động thực tế, tăng cường hợp tác với các nước và tổ chức ở ven biển Biển Đông để đáp lại chỉ trích của phương Tây. Dù về nghiên cứu khoa học, hợp tác và phối hợp về chấp pháp, dùng hành động thích đáng, kịp thời và hiệu quả tạo đảm bảo quan trọng cho việc khôi phục hệ sinh thái biển ở khu vực này.
Trung Quốc với ASEAN đều có nhu cầu hợp tác bảo vệ môi trường biển, hợp tác trên biển cũng không ngừng đi sâu, song do nhiều nguyên nhân, hai bên đứng trước hàng loạt nhân tố hạn chế hợp tác về bảo vệ môi trường biển.
Các nhân tố mang tính chính trị như chủ quyền lãnh thổ, tránh chấp biển ngăn cản các nước đạt được nhận thức chung trong hợp tác bảo vệ môi trường biển. Phân định ranh giới và tranh chấp tài nguyên năng lượng là vấn đề khó khăn nhất cản trở các nước Biển Đông trong nhiều năm qua. Xung đột giữa các nước xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo bãi, nghề cá, đơn phương khai thác dầu khí không ngừng mở rộng, về khách quan tạo trở ngại thực tế cho việc xử lý quản trị môi trường Biển Đông, các bên khó có thể xây dựng được lòng tin chính trị và ý nguyện chính trị tiến hành hợp tác bảo vệ môi trường trong khu vực biển tranh chấp. Ngoài ra, Mỹ và các nước bên ngoài nhiều lần xâm nhập trái phép vào vùng biển và các vùng nước, vùng trời gần các đảo của Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông đã hòa dịu bị căng thẳng trở lại, làm phân tán nghiêm trọng sự quan tâm của các nước đối với bảo vệ môi trường biển Biển Đông, tạo thách thức nghiêm trọng đối với các nước giải quyết ôn nhiễm xuyên biên giới, bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Sự khiếm khuyết của các cơ chế hợp tác và luật pháp mang tính khu vực về khách quan đã ảnh hưởng tới hiệu quả hợp tác bảo vệ môi trường biển của các nước. Việc bảo vệ môi trường biển khu vực Biển Đông đứng trước nhiều khó khăn, một phần là do cơ chế hợp tác hiện có khác lỏng lẻo, rời rạc, thiếu một tổ chức có sức mạnh, và cũng không có một khung khổ có tính pháp lý và cơ chế khu vực có tính ràng buộc. Cơ chế hợp tác hiện nay khá phức tạp, trách nhiệm không rõ, chưa phát huy tác dụng đối với cải thiện môi trường biển Biển Đông, Ví dụ các kênh như Hội thảo về quản lý xung đột tiềm tàng ở Biển Đông, Trung tâm hợp tác biển Trung Quốc – ASEAN, Diễn đàn hợp tác khoa học biển Trung Quốc – ASEAN. Ngoài ra, mặc dù các nước ASEAN đã thiết lập khu vực bảo vệ môi trường biển, tuy nhiên, vẫn thiếu đảm bảo về pháp lý và cơ chế, khu vực bảo vệ môi trường chỉ có được 10 – 20% được quản lý có hiệu quả.
Mô thức quản lý khác nhau dẫn đến các nước khó điều hòa thống nhất. Xuất phát từ xem xét lợi ích khác nhau, các bên áp dụng chính sách khác nhau bảo hộ môi trường biển khác nhau, và có lúc có mâu thuẫn. Về bảo vệ nguồn tài nguyên cá, Trung Quốc thực hiện chế độ nghỉ đánh bắt cá, xác định rõ khu vực cấm đánh bắt cá trong thời gian cấm đánh bắt, tuy nhiên có nước phản đối và phá hoạt, làm cho việc bảo vệ nuôi dưỡng nguồn cá chưa đạt được hiệu quả. Mặt khác, Indonesia có chính sách đánh chìm tàu cá phi pháp, từ năm 2014 – 2019, đã đánh chìm 556 tàu cá phi pháp, trong đó Việt Nam là 321 tàu, Philippines 91 tàu, Malaysia 87 tàu, Trung Quốc 3 tàu, chính sách này gây căng thẳng trong khu vực. Đồng thời, ngư dân Việt nam có các hành động vi phạm xâm phạm vùng biển các nước láng giềng ngày càng ác liệt, làm gia tăng khó khăn cho hợp tác.
Triển khai hợp tác trên các lĩnh vực
Hiện nay, hợp tác Trung Quốc – ASEAN liên quan tới các vấn đề ngày càng rộng, nội dung nghị trình hợp tác không ngừng đi sâu. Tuy nhiên, cần thấy là bảo vệ môi trường đứng trước thách thức ngày càng tăng, trong tương lai phòng chống ô nhiễm rác thải, bảo hộ môi trường sinh thái, Trung Quốc và ASEAN cũng nên có kết quả.
Trước tiên, tiếp tục thực hiện DOC, gia tăng đàm phán về COC. Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hợp tác Biển Đông là thực hiện nhận thức chung và tinh thần của Tuyên bố, duy trì có hiệu quả hòa bình, ổn định Biển Đông, nỗ lực nâng cao ý nguyện hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ môi trường biển Biển Đông và trong lĩnh vực ít nhạy cảm, tiếp tục xây dựng cơ sở hợp tác, gia tăng tin cậy chính trị.
Hai là, xây dựng một cơ chế hợp tác có tính ràng buộc cộng đồng chung lợi ích đối với môi trường biển Biển Đông. Trung Quốc và ASEAN thiếu một cơ chế bảo hộ có tính mục đích cụ thể trên vấn đề này. Hai bên thiết lập một tổ chức quản lý đối với tài nguyên biển, bảo vệ san hô, chống ô nhiễm rác thải nhựa. Do vậy, các bên có thể nỗ lực xây dựng một trung tâm bảo vệ san hô Trung Quốc – ASEAN, trung tâm xử lý rác thải nhựa Trung Quốc – ASEAN, và tổ chức quản lý nguồn tài nguyên cá… Xây dựng phương án cụ thể cho các vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể, tiêu chuẩn và trình tự, tăng cường tính hiệu quả của việc quản lý và cuối cùng hình thành một quan hệ đối tác hợp tác cùng gánh rủi ro và cùng hưởng lợi ích.
Ba là, sử dụng có hiệu quả các kênh vốn, đảm bảo sự hoạt động của nguồn vốn hợp tác lâu dài. Tháng 11/2011, Trung Quốc đã chính thức thiết lập quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc – ASEAN đợt đầu trị giá 3 tỉ Nhân dân tệ nhằm tạo ra nguồn vốn cho việc triển khai hợp tác thực chất trên biển và nghiên cứu khoa học biên. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập quỹ Con đường Tơ lụa, ADB và cung cấp cho khoản vay ưu đãi trị giá 10 tỉ USD cho các nước ASEAN, đây đều là những đảm bảo cho việc xử lý môi trường biển lâu dài, ổn định. Trung Quốc và ASEAN cần sử dụng tốt các nguồn vốn này, thực sự cải thiện môi trường biển Biển Đông, tạo lợi ích cho các nước, thúc đẩy các hạng mục hợp tác môi trường biển được thực hiện.
Bốn là, tiếp tục tăng cường giao lưu kênh 2, mở rộng các kênh hợp tác giữa các nước ASEAN. Think tank có thể triển khai giao lưu học thuật và hợp tác nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ có thể thông qua triển khai đối thoại tìm kiếm con đường giải quyết. Trung tâm nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc – ASEAN do Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, Viện nghiên cứu chiến lược và vấn đề quốc tế và nhiều Think tank nổi tiếng của các nước ASEAN tham gia luôn nỗ lực thúc đẩy hợp tác kênh 2, đạt kết quả rõ rệt. Tháng 11/2019, đã tổ chức hội thảo bảo vệ môi trường biển khu vực Biển Đông, đã được các bên quan tâm, coi trọng lĩnh vực hợp tác bảo vệ môi trường biển. Trong tương lai, sau khi dịch bệnh Covid-19 qua đi, tiếp tục sử dụng kênh này để duy trì trao đổi với các nước ASEAN, tăng cường hợp tác với các tổ chức bảo vệ môi trường có sức ảnh hưởng như tổ chức quan hệ đối tác quản lý môi trường biển Đông Nam Á PEMSEA.
Xem thêm: Chung Kết Quả Trận Chung Kết Cúp C1 Châu Âu Và Uefa Champions League
Nói tóm lại, hợp tác tại Biển Đông hiện nay đang ở giai đoạn sơ khởi, các bên còn có lo ngại nhất định. Tuy nhiên, hợp tác bảo vệ môi trường biển có tính chất cấp bách, và dễ được các bên chấp nhận, Trung Quốc có thể có đóng góp trong lĩnh vực này, tích cực phát huy vai trò, cùng nhau thúc đẩy các bên hợp tác quản lý môi trường biển Biển Đông./.