TTTĐ – Ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, đỉnh Pha Luông (trên địa bàn huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La) từ lâu đã đi vào thơ ca với con đường Tây Tiến vang danh một thời trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Ngày nay, vẻ đẹp nơi đình “nóc nhà” Mộc Châu vẫn là điểm hấp dẫn khó cưỡng lại với những ai đặt chân tới mảnh đất Mộc Châu.

Đang xem: Nhà ai pha luông mưa xa khơi

Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và tiềm năng Vĩnh Phúc: Tạm giữ trên 2.000kg nhôm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Xingfa Vĩnh Phúc: Bắt giữ đối tượng thực hiện nhiều vụ trộm cắp tài sản ở Tam Đảo Xuyên đêm với ca trực chốt của hai bạn trẻ Đông Anh Lập đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030

*

TTTĐ – Ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, đỉnh Pha Luông (trên địa bàn huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La) từ lâu đã đi vào thơ ca với con đường Tây Tiến vang danh một thời trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Ngày nay, vẻ đẹp nơi đình “nóc nhà” Mộc Châu vẫn là điểm hấp dẫn khó cưỡng lại với những ai đặt chân tới mảnh đất Mộc Châu.

Chúng tôi đến với Pha Luông trong những ngày đầu tháng 9, khi cơn mưa đầu thu xối xả mặt đất. Nhưng vẻ hùng vĩ, oai phong cũng như nét đẹp thơ mộng ở nơi đây vẫn lúc ẩn, lúc hiện sau lớp sương mù dày đặc cùng những giọt mưa đầu mùa khiến đường đi lúc nào cũng ướt sệt, đất đá quện lại nhau.

Con đường dẫn chúng tôi vào sâu trong bản Pha Luông dài gần 7km. Phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ để chúng tôi đi bộ vào trong. Những con dốc không cao, không ngoằn nghèo nhưng được bao bọc bởi lớp đất đá khiến đường lầy lội khó đi. Gần như tất cả các đoàn leo núi đều đi bộ vượt con đường này để vào bản.

Pha Luông là thế, luôn là thử thách với những ai thích chinh phục và khám phá. Thế nhưng Pha Luông lại khiến chúng tôi có cảm giác gần gũi, gần gũi từ thiên nhiên tới con người.

Dẫn đường cho chúng tôi hôm đó là Sùng A Chống. Người đàn ông sinh năm 1984 ấy có nước da ngăm đen và dáng người nhỏ thó. Dọc đường đi anh nói với chúng tôi rằng, dân bản địa ở đây đều là người Mông, những coi đường lầy lội trước mặt, những dốc núi cao dựng đứng họ… đi quen rồi nên để mất 3 tiếng đồng hồ để chúng tôi leo được lên đỉnh Pha Luông thì họ chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ.

Ngay từ sáng sớm, bản Pha Luông đã mờ ảo trong sương mù và những biển mây núi bước chân người đi. Càng lên cao, những tầng biển mây càng hiện hữu rõ nét khiến Pha Luông càng nên thơ.

Xem thêm: Muốn Thuê Mặt Bằng Kinh Nghiệm Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh Bạn Nhất Định Phải Biết

Pha Luông cách nước bạn Lào không xa. Những người dân ở đây kể rằng, họ vẫn thường xuyên sang Lào vừa để thăm thú nước bạn vừa để làm ăn buôn bán.

Trải qua một quãng đường rừng khoảng 6 km bạn sẽ lên tới đỉnh núi và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của nơi này.Nơi đỉnh núi chênh vênh bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên giữa mây trời lộng gió. Đứng trên đỉnh núi, bạn sẽ dễ dàng quan sát được sự chuyển động không ngừng của những đám mây, tạo ra nhiều hình thù kỳ thú. Đặc biệt, vào những hôm trời nhiều mây bạn có thể thấy cả biển mây lưng chừng núi.

Mỗi một góc của đỉnh núi là những tảng đá xếp chồng với hình thù độc đáo. Đỉnh núi Pha Luông với độ dốc đứng cao, từ trên đỉnh nhìn thẳng xuống mặt đất phía dưới mà không bị che khuất bởi bất cứ cây cối gì.

Lần đầu chạm tay vào vẻ đẹp thơ ảo của Pha Luông, bạn Nguyễn Văn Linh (Hà Nội, biệt danh Linh xù) như vỡ tan cảm xúc khi trước mặt mình là mỏm núi được dân phượt ưu ái gọi bằng cái tên núi Rùa, là những bông hoa mua đang kiêu sa hứng lấy những giọt mưa thu dội vào mình, là tiếng gió vi vu lướt nhẹ qua từng kẽ lá…

“Đây là lần đầu tiên tôi đi leo núi. Trời mưa to, đường đi trơn trượt. Chúng tôi đặt chân tới bản Pha Luông khi trời đã quá chiều và cơn mưa cứ thế xối xả nên cả đoàn phải gửi xe và đi bộ vào đồn biên phòng để sáng hôm sau leo lên đỉnh núi. Cả chặng đường tôi luôn là người “cán đích” sau cùng. Có những đoạn tôi lang thang một mình giữa rừng, một mình lẩm bẩm những câu hát trong bài “Mưa rừng” của cố nhạc sĩ Huỳnh Anh, cảm xúc thật thuần khiết. Lên tới đỉnh núi, bao mệt nhọc đều không còn, mà chỉ là cảm giác vui, phấn khích vì với tôi đơn giản là mình đã không bỏ cuộc giữa chừng, cùng mọi người đạt được mục tiêu của chuyến đi, là cảm giác của sự chinh phục. Đứng trên đỉnh Pha Luông huyền thoại giữa mưa và gió, tầm nhìn hạn chế khiến tôi đã không thấy được hết vẻ đẹp và sự kiêu hùng của núi rừng vùng Tây Bắc nhưng trong tim tôi vẫn luôn cảm nhận được sự hùng vĩ nơi này. Cảm ơn mọi người trong đoàn đã mang đến cho tôi chuyến đi với những trải nghiệm thú vị, cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt mà trước đây tôi chưa từng nghĩ đến”.

Xem thêm:

Và khi mây tan, mưa tạnh cũng là lúc ta thỏa sức phóng tầm nhìn về thảo nguyên Mộc Châu, bất tận với gió núi, mây trời, thả hồn với nàng công chúa thiên nhiên. Khám phá thiên đường mây ở Pha Luông sẽ làm cho bước chân leo núi của ta quên đi thời gian, mệt nhọc…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *