“Con người có tổ, có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn”. Tìm nguồn gốc dòng họ Lý Hoa Sơn. Lý Long Tường (Hàn ngữ: 이용상/ Yi Yong-sang) là hoàng tử triều Lý nước Đại Việt, Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn (화산 이씨, Hoa Sơn Lý thị) ngày nay tại Nam Hàn.
Đang xem: Nguồn gốc họ lee ở hàn quốc
Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ 7 của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Lê Mỹ Nga (Hiền Phi). Ghi chú: Lý Anh Tông thuộc đời thứ 6 nhà Lý: Lịch sử • Lý Thái Tổ soán ngôi Nhà Tiền Lê năm 1009, trị vì 19 năm Đời thứ 1: Lý Thái Tổ <1009 – 1028> truyền ngôi cho đời thứ 2: Lý Thái Tông <1028 – 1054> , Lý Thái Tông truyền ngôi cho đời thứ 3: Lý Thánh Tông <1054 – 1072>. Lý Thánh Tông truyền ngôi cho đời thứ 4: Lý Nhân Tông <1072 – 1127> truyền ngôi cho đời thứ 5 Lý Thần Tông <1128 – 1138> truyền ngôi cho đời thứ 6: Lý Anh Tông <1138 – 1175>• Chiến tranh : Việt Nam chống Tàu (nhà Tống) 1075-1077• Lý Chiêu Hoàng bị nhà Trần cướp ngôi, Trần Thủ Độ đưa Trần Cảnh lên ngôi 1225
Lý Long Tường được ban chức Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc hải quân, tước Kiến Bình vương. Ông là em trai vua Lý Cao Tông. Năm 1225, Trần Thủ Độ lật đổ nhà Lý bằng cách đưa cháu là Trần Cảnh vào hầu Lý Chiêu Hoàng, dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để lập ra nhà Trần.
Sau đó Trần Thủ Độ tiến hành tàn sát con cháu nhà Lý, buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, đày con cháu nhà Lý đi lên vùng núi non hiểm trở phía bắc.
<Ghi chú: Nguồn gốc họ Nguyễn: Thái Thủy tổ dòng họ Nguyễn ở Việt Nam là Định Quốc công Nguyễn Bặc (924-979). Các nhà sử học đều thống nhất quan điểm xác định: Thái Thủy tổ dòng họ Nguyễn ở Việt Nam là Định Quốc công Nguyễn Bặc, quê ở sách Bồng, thôn Đại Hữu, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, chép rằng, Ngài là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Ninh Bình), con trai của Ngài Nguyễn Thước là bộ tướng của Dương Đình Nghệ (triều Nam Hán cho làm An Nam Tiết độ sứ từ năm 931 đến năm 937) và của Ngô Quyền (939-944). Thuở nhỏ, Ngài kết nghĩa huynh đệ với Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ. Do đó, khi nhà Ngô suy vong, Ngài cùng Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ, cùng hai người anh là Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục, đều theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư. Năm 965, khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận, loạn 12 sứ quân nổi lên quấy phá, Ngài đã cùng các bộ tướng của Đinh Bộ Lĩnh đem quân đánh dẹp, lập nên nhiều công trạng. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua (Hoàng Đế Đinh Tiên Hoàng), Ngài được phong làm Định Quốc công, trông coi việc nội chính. Trong suốt thời kỳ từ năm 971 cho đến năm 979, Ngài làm tể tướng, Đinh Điền làm ngoại giáp, Trịnh Tú làm sứ quan và Lưu Cơ làm đô hộ phủ sĩ sứ, trở thành “tứ trụ” của triều đại nhà Đinh.>
Mục đích ra đi của Lý Long Tường được ghi rõ trong văn bia Thụ hàng môn kỷ tích bí: “Năm Bính Tuất niên hiệu Bảo Khánh, trong nước có loạn, việc thờ cúng tổ tiên ở nhà tông miếu bị hủy bỏ. Ông là chú vua, khóc ở miếu Nam Bình rồi rồi đem các đồ tế khí tổ tiên chạy về phía đông”. Ông ra đi để giữ tròn đạo thờ cúng tổ tiên. Xét ở góc độ tư tưởng, Lý Long Tường ra đi là thực hiện chữ Hiếu, sau nữa là chữ Trung. Trung hiếu trong Tam cương của Nho giáo vào thời bấy giờ có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của trí thức phong kiến, nhất là những người thuộc dòng dõi hoàng tộc.
Tuồng Hồn Việt (Lý Long Tường) (video: Hao Hoang Song)
=======================
Vì sao? Gần một nửa dân số Hàn Quốc có họ là Kim, Lee hoặc Park và nguồn gốc Lý Hoa Sơn (Lee Hwasan)
Vì sao lại như vậy?
Người Hàn Quốc có câu nói: nếu thả một hòn đá từ đỉnh núi Namsan (nằm ở thủ đô Seoul), hòn đá đó sẽ rơi trúng một người có họ Kim hoặc Lee. Theo Economist, cứ 5 người Hàn Quốc thì có 1 người mang họ Kim. Số người họ Park cũng rất nhiều, những người nổi tiếng có thể kể đến như tổng thống Park Geun-hye, ca sĩ Psy của Gangnam Style (tên thật Park Jae-sang) hoặc cầu thủ bóng đá Park Ji-sung. Khoảng 1/10 người Hàn Quốc có họ Park. Tính tổng lại, những người mang họ Kim, Lee, Park chiếm đến gần một nửa dân số quốc gia này.
Kim, Lee là 2 trong 3 họ phổ biến nhất ở Hàn Quốc.
Các quốc gia khác như Trung Quốc có hơn 100 họ phổ biến, còn Nhật Bản có tận 280.000 họ khác nhau. Vì sao 3 họ trên lại phổ biến ở Hàn Quốc đến vậy?
Tất cả bắt nguồn từ thời kỳ phong kiến. Người Hàn Quốc hầu như không mang họ cho đến tận thời vương quốc Triều Tiên (1392). Trước đó, chỉ những người thuộc hoàng gia hoặc quý tộc mới được mang họ. Những thành phần bình dân còn lại, bao gồm cả tầng lớp thương nhân, thợ thuyền hay tu sĩ đều không mang họ.
Đến thế kỷ thứ 10, Cao Ly Thái Tổ Vương Kiến mới bắt đầu đưa ra lệ là phong họ để thưởng cho những người trung thành và quan chức trong triều. Hệ thống khoa cử cũng bắt đầu yêu cầu những người đỗ đạt phải mang họ. Từ đó, nhu cầu mang một họ tăng lên, nhất là ở những nhà giàu hay thương gia. Cách dễ dàng nhất là mua lại vị trí trong gia phả của một dòng dõi có họ, thậm chí là giả mạo tên họ. Ở chiều ngược lại, nhiều dòng họ không có con cái nối dõi có thể bán vị trí trong gia phả cho một người không quen biết. Như vậy người này sẽ mang một họ “cao quý”.
Tỳ lệ các họ trong dân số Hàn Quốc: Kim (xanh dương), Lee (xanh lá), Park (da cam), Choi (đỏ), Jung/Chung (tím).
Từ thời cổ, hai dòng họ Lee và Kim là những họ trong hoàng gia Triều Tiên nên các quý tộc về sau hay chọn hai họ này, và sau đó những người mua lại họ cũng làm theo. Do sự bùng nổ này, người Hàn đưa ra khái niệm bản quán (bongwan), tức là ngoài họ thì một người còn được biết đến theo bongwan của họ.
Xem thêm: 12 Công Dụng Kì Diệu Của Chanh Mà Bạn Không Ngờ Đến, Cleanipedia Logo
Ví dụ họ Kim có khoảng 300 nguồn gốc, trong đó có họ Kim Gyeongju hay Kim Gimhae.
Thái tử Lý Long Tường của Việt Nam sau khi tới Cao Ly vào thế kỷ 13 cũng tạo dựng nên dòng họ Lý Hoa Sơn (Lee Hwasan).
Vì có quá nhiều người trùng họ, đôi khi rất khó để xác định hai người có quan hệ họ hàng hay không. Cuối thời Triều Tiên, có một quy định là những người có cùng bongwan không được lấy nhau. Khi kết thúc thời Triều Tiên (1894), hệ thống giai cấp của Hàn Quốc được xóa bỏ, và những người bình dân cũng có thể được tự chọn họ cho mình. Những người này thường chọn những họ phổ thông, chính là Kim, Lee và Park.
Ngày nay, ba dòng họ Kim, Lee và Park vẫn ngày càng tăng về số lượng, do đa số người ngoại quốc sau khi nhập tịch chọn họ của mình là Kim, Lee, Park và Choi, theo số liệu của chính phủ Hàn Quốc.
Nguồn gốc Lý Hoa Sơn (Lee Hwasan):
Nhà Lý do Lý Công Uẩn lập ra đã tồn tại hơn 216 năm <1009–1225> với 9 đời vua. Năm 1225 nhà Lý kết thúc vai trò lịch sử của mình khi Trần Cảnh lên ngôi lập ra nhà Trần. Sự kiện Trần Cảnh lên ngôi tạo ra biến cố đối với con cháu nhà Lý. “Họ Lý không những mất ngôi vua mà theo kế sách của Trần Thủ Độ, người họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn…”. Con cháu dòng họ Lý phải ly tán. Trong số đó, người đi xa nhất là Kiến Bình Vương Lý Long Tường.
Mục đích ra đi của Lý Long Tường được ghi rõ trong văn bia Thụ hàng môn kỷ tích bí: “Năm Bính Tuất niên hiệu Bảo Khánh, trong nước có loạn, việc thờ cúng tổ tiên ở nhà tông miếu bị hủy bỏ. Ông là chú vua, khóc ở miếu Nam Bình rồi rồi đem các đồ tế khí tổ tiên chạy về phía đông”. Ông ra đi để giữ tròn đạo thờ cúng tổ tiên. Xét ở góc độ tư tưởng, Lý Long Tường ra đi là thực hiện chữ Hiếu, sau nữa là chữ Trung. Trung hiếu trong Tam cương của Nho giáo vào thời bấy giờ có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của trí thức phong kiến, nhất là những người thuộc dòng dõi hoàng tộc.
Sau chuyến hải trình gian nan, năm 1226, đoàn thuyền Lý Long Tường đến cửa biển Ongjin-gun (Khang Linh), tỉnh Hwanghae (Hoàng Hải) thuộc phía Đông Bắc bán đảo Triều Tiên. Hơn 1.000 người được sống sót và đều lấy họ Lý. Tại đây, Lý Long Tường được vua Cao Ly phong tước vị Hoa Sơn quân và cấp một phần đất của triều đình ở Ủng Tân cho dòng họ Lý làm thực ấp.Bằng mưu trí và lòng dũng cảm Lý Long Tường đã cùng quan quân phủ thành Cao Ly và dân chúng địa phương hai lần đánh bại ý đồ xâm lăng của Mông Cổ (năm 1253 và năm 1258). Vua Cao Ly dựng bia ở Thụ hàng môn để ghi công trạng.Lý Long Tường, cấp cho 50 dặm vuông đất để làm thái ấp, dựng miếu phụng thờ tổ tiên. Đối với người Cao Ly, Lý Long Tường là một vị anh hùng.
Từ khi Lý Long Tường đến định cư ở Cao Ly đến nay đã được 800 năm. Họ Lý Hoa Sơn truyền được 26 đời <Ông Lý Xương Căn là hậu duệ trực hệ đời thứ 26 của Hoàng thúc Lý Long Tường và là đời thứ 31 của Thái tổ Lý Công Uẩn>.
Con cháu của Lý Long Tường nhiều người học giỏi, đỗ đạt làm quan. Nhiều người giữ cương vị cao trong triều (con Lý Long Tường là Lý Căn, làm Nghệ Văn Đại Đế Học, Kim Tử Quang Lộc Đại Phu; các người cháu là Lý Huyền Lương làm Lễ Bộ Tham Nghị Thượng Thư, Lý Long Tuyền làm Giám Tu Quốc Sử.
Hiện nay, hậu duệ họ Lý Hoa Sơn sinh sống ở Nam Bắc Triều tiên khoảng 4.500 người. Nhiều người thành đạt trên lĩnh vực kinh doanh.
Xem thêm: Cách Lấy Mật Khẩu Wifi Nhà Hàng Xóm Đơn Giản Nhất, Cách Lấy Mật Khẩu Wifi Nhà Hàng Xóm
Đối chiếu tư liệu ở Hàn Quốc và tư liệu ở Việt Nam, Hoàng thúc Lý Long Tường chính là Hoàng tử con trai vua Lý Anh Tông (1138-1175), em vua Lý Cao Tông (1176-1210).